Những điều gây cản trở quá trình tìm việc của bạn

Đối với những sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng ghi nhận và đánh giá cao điều đó chứ không nhất thiết phải là đúng kinh nghiệm chuyên môn.


1
Không hiểu mình

Nếu bạn không hiểu bản thân mình thì bạn sẽ gặp khó khăn khi xác định hướng đi cho tương lai. Trong quá trình tìm việc hay phỏng vấn, bạn thường phải đối mặt với các câu hỏi khó của nhà tuyển dụng về mục tiêu của bản thân, điều này sẽ rất khó nếu bạn không hiểu mình, khiến bạn bị lúng túng khi phỏng vấn.

Để hiểu bản thân mình muốn gì, bạn có thể biết được điều này nếu có nhiều trải nghiệm thực tế. Trải nghiệm nhiều công việc sẽ giúp bạn hiểu được tính chất của từng công việc, từ đó biết được mình phù hợp và yêu thích ngành nghề nào. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy cô giáo hoặc những anh chị trong các câu lạc bộ, hội, nhóm. Nhận xét của những người đi trước sẽ cho bạn một góc nhìn khác về bản thân và thường đi kèm với những lời khuyên bổ ích.

2
Thiếu kinh nghiệm

Nếu bạn vẫn nghĩ không có kinh nghiệm thì lúc nào bạn cũng bị từ chối trước các nhà tuyển dụng? Bạn đã nhầm. Bởi có rất nhiều bạn trẻ tuy chưa có kinh nghiệm về công việc nhưng họ biết trải nghiệm thực tế mà vẫn được nhận vào các công ty lớn làm việc.

Họ năng động tham gia những công việc tình nguyện, cộng tác viên, hoạt động Đoàn, hoạt động xã hội. Qua những hoạt động này, họ học được những kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, phương pháp làm việc khoa học… Đây là những yếu tố rất quan trọng trong mọi ngành nghề, nếu kết hợp với kiến thức chuyên môn sẽ tạo ra hiệu quả công việc cao. Đối với những sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng ghi nhận và đánh giá cao điều đó chứ không nhất thiết phải là đúng kinh nghiệm chuyên môn.

3
Hạn chế về kiến thức

Việc học ở đại học tập trung vào lý thuyết nhiều khiến bạn yếu về kiến thức xã hội và các kỹ năng tư duy, phân tích, lập luận. Ngay từ khi trên ghế nhà trường, bạn hãy rèn luyện các kỹ năng trên qua những cuộc thi như tranh biện, hùng biện, tìm hiểu kiến thức… diễn ra khá thường xuyên ở các trường hoặc các tổ chức. Khi bạn hiểu biết rộng chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

4
Không chuẩn bị kỹ hồ sơ và buổi phỏng vấn

Hồ sơ sơ sài và không chuyên nghiệp, không gây được ấn tượng, các nội dung phỏng vấn chưa được chuẩn bị kỹ khiến tâm lý không vững vàng, câu trả lời không trau chuốt, tất cả những điều đó là những điểm trừ không đáng cho bạn khi đi xin việc.

Hồ sơ xin việc chau chuốt, nội dung phù hợp với từng ngành nghề có rất nhiều trên mạng. Bạn hãy chịu khó đọc và học hỏi cách viết của họ và tham khảo các bí quyết phỏng vấn để chuẩn bị cho bản thân sự tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng nhé!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *